K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2022

Thế Lữ được coi Ɩà  cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối  c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao  ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

1 tháng 2 2021

Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.

Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:

"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".

Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.

"Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2...) biến hoá, cân

xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.

10 tháng 2 2022

refer

Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

16 tháng 2 2021

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

  
3 tháng 2 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

3 tháng 2 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

30 tháng 4 2021

Khổ thơ thứ 3 bài Quê Hương của Tế Hanh miêu tả về khung cảnh nhộn nhịp , tấp nập của người dân làng chài tại bến đỗ .Họ chờ đợi những người thân trở về sau 1 ngày dài lao động an toàn và đem về thành quả là những ghe thuyền đầy cá . Họ biết ơn với biển cả đã cho họ 1 thời tiết thuận lợi cho đánh bắt . Sau chuyến đi những người dân chài trở nên rắn rỏi hơn , họ lại được thêm kinh nghiệm .Chiếc thuyền sau khi trở về cũng trở nên dày dặn . Tất cả họ lao động để mưu sinh ,để cho quê hương thêm phát triển , họ lao động vì quê hương , vì nơi họ đã sinh ra , nơi họ lớn lên . Lao động với họ là 1 niềm vinh dự lớn để đóng góp kinh tế cho quê hương

19 tháng 2 2022

Tham khảo:

Đến với bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu, chúng ta ko thể ko hình dung ra bức tranh mùa hè đầy sức sống trong tâm trạng người tù yêu nước Cách mạng trong 6 câu thơ đầu:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đag chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng ko"

Giọng thơ thật nhẹ nhàng nhưng tràn đầy sự náo nức. BPNT nhân hóa thật đặc sắc, BP liệt kê thật ấn tượng cùng phép tu từ ẩn dụ. Tất cả cho chúng ta thấy h/ả màu hè trong nỗi nhớ của nhà thơ đc bắt đầu bằng tiếng chim tu hú. Âm thanh quen thuộc ấy tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, để rồi đánh thức 1 mùa hè kỉ niệm trong lòng người, 1 thế giới tươi sáng, thân thuộc mở ra rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp của lúa, màu hồng của nắng, màu đỏ củ trái cây. Cùng với đó là màu xanh của trời, của cây lá, Bức tranh ấy còn chan hòa ánh sáng và ngọt ngào hương vị của trái cây, tràn ngập tiếng ve gọi bầy, tiếng ve ngân lên. Đặc biệt nhất là h/ả bầu trời cao rộng với những cánh chim diều sáo đag bay lượn. Đó là cánh chim diều, chim sáo nhưng phải chăng đó chính là cánh diều sáo tự do bay lượn trên bầu trời khoáng đạt. Phải là 1 người có tâm hồn tinh tế lắm thì Tố Hữu mới cảm nhận đc 1 thế giới rộn ràng,náo nức đến như vậy. Ôi, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mới đẹp làm sao!

11 tháng 3 2022

(Mình có tham khảo một chút trên mạng nhưng không nhiều, với cả mình cũng quên không cho câu nghi vấn vào bạn đọc và không ưng chỗ nào có thể bỏ nhé)

"Ngắm trăng" là thú vui tao nhã của những thi ca phương Đông, từ lâu trăng đã là trở thành người bạn thơ, nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi một ly rượu, ngắm trăng, thưởng hoa và ngâm thơ, nhưng khi rơi vào nghịch cảnh hiếm có ai vẫn ung dung, dành tình cảm cho cảnh đẹp tự nhiên ấy vậy mà Bác vẫn dành tình cảm mãnh liệt ấy cho trăng. Trong những ngày tháng bị giam cầm, khốn đốn, mất tự do ở tỉnh Quang Tây - Trung Quốc Bác đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ hán, trong đó có bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, hướng đến cái đẹp tự nhiên thể hiện tình cảm giữa người và thiên nhiên giữa hoàn cảnh khổ sai. Mở đầu bài thơ Bác đã sử dụng hai câu thơ:" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa," câu thơ nói lên hiện thực trần trụi, điệp từ "vô" nhấn mạnh sự thiếu thốn của người tù, thiếu đi thú vui tao nhã uống rượu, ngắm trăng, hưởng hoa, ngâm thơ và khẳng định rằng đây không phải hoàn cảnh lý tưởng để ngắm trang thưởng thức cái đẹp. Nên câu thơ thứ hai đã hỏi:" Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đây là câu hỏi tu từ với lòng rằng:" Vậy đối với cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào khi không rượu cũng không hoa?" thể hiện tâm trạng bối rối, rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên và diễn tả tâm hồn thi ca thơ mộng của tác giả. Một tâm hồn mơ mộng nhưng cũng không quá viển vông, thiết thực nhưng không mất đi đôi cánh tuyệt đẹp của trí tưởng tượng, chính đôi cánh ấy đã giúp Bác thoát khỏi song sắt lạnh lẽo, thoát khỏi cái đen tối của nhà tù và hướng đến một vầng trăng sáng như hướng đến một tương lại tốt đẹp hơn.

22 tháng 2 2020

Đoạn văn đạt các yêu cầu sau:

- Hình thức: 7-9 câu, chứa ít nhất một câu nghi vấn.

- Nội dung: Khổ cuối bài thơ Nhớ rừng thể hiện khao khát tự do của con hổ. Trước thực tại đầy chán ghét, có khi đã bị rơi vào bất lực nhưng mãnh chúa quyết không chịu khuất phục vẫn không nguôi niềm khao khát tự do. Đoạn kết như một lời nhắn gửi đầy bi tráng của chúa sơn lâm với nước non hùng vĩ. Dù thân này bị cầm cố trong cũi sắt nhưng khát vọng tự do thì mãi mãi bay bổng. Ta vẫn luôn nhớ về nơi ta ngự trị, thênh thang vùng vẫy, ta ôm giấc mộng ngàn to lớn, vẫn thiết tha với tiếng gọi rừng xanh - tiếng gọi tự do "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"